Menu

Giỏ hàng

[The Big Picture] Vòng quanh Thái Dương hệ

Các tàu vũ trụ được phóng đi bởi NASA, cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và một số tổ chức khác vẫn đang miệt mài thu thập thông tin từ khắp nơi trong Thái Dương hệ. Chúng ta hiện có tàu vũ trụ bay quanh Mặt trời, sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hoả và sao Thổ, cùng 2 tàu tự hành đang làm việc trên sao Hoả. Một vài tàu vũ trụ khác đang trên đường bay đến các hành tinh nhỏ hơn và một vào đang tiến ra khỏi Thái Dương hệ. Kết hợp những tấm ảnh chụp bởi các tàu vũ trụ và những phi hành gia trên trạm ISS, chúng ta có một album nhỏ về hình ảnh của Thái Dương hệ. Bộ ảnh này bao gồm những hình ảnh về Trái đất của chúng ta, sao Thổ, sao Hoả, sao chổi ISON, sao chổi Pan-STARRS…

Hàng chục dòng plasma tròn phát ra từ một vài khu vực hoạt động của Mặt trời, 17/10/2012. Khi xem dưới ánh sáng cực tím, các bụng sóng của những đường từ trường cạnh tranh và kết nối sẽ trở nên nhìn thấy được.

Một dòng plasma Mặt trời nhô lên ở dưới góc của Mặt trời, xoáy trong vòng nhiều giờ, sau đó vỡ tung vào trong không gian, 19/11/2012. Những vùng từ trường không nhìn thấy được, hầu hết ở trên khu vực này, chính là nguồn lực gây ra hiện tượng trên.

Một bức ảnh ghép từ 2 tấm được chụp bởi hệ thống chụp ảnh kép sao Thủy (MDIS) trong chiến dịch chụp ảnh quầng sao Thuỷ trên tàu vũ trụ MESSENGER của NASA. Một lần mỗi tuần, MDIS sẽ chụp ảnh quầng sao Thuỷ chú trọng đến phần quầng ở bán cầu Nam. Những bức ảnh này sẽ cung cấp thông tin về hình dáng của sao Thuỷ và bổ sung vào các thông số về địa hình thu thập bởi hệ thống Mercury Laser Altimeter ở bán cầu Bắc.

Miệng núi lửa Kertesz trên sao Thuỷ và các thung lũng bao quanh, ảnh ghép từ 3 ảnh đơn chụp bởi camera góc hẹp từ tàu MESSENGER.

Mặc dù cơ quan vũ trụ châu Âu đã có một tàu nghiên cứu đang bay quanh sao Kim, nhưng hiếm khi nó gửi ảnh về. Bức ảnh màu chụp sao Kim này được ghép từ các tấm ảnh chụp qua kính lọc UV và cam chụp bởi tàu Mariner 10 của NASA, 05/02/1974.

Sao chổi Pan-STARRS chụp bởi tàu vũ trụ STEREO Behind, 15/03/2013.

Mặt trăng chụp bởi phi hành gia Chris Hadfield của cơ quan vũ trụ Canada, đang làm việc trên trạm ISS.

Ảnh chụp phần phía Bắc của vòm núi lửa Gruithuisen Gamma trên Mặt trăng, 28/10/2012, từ tàu vũ trụ Lunar Reconnaissance của NASA.

Vệ tinh theo dõi thời tiết EUMETSAT chụp ảnh Trái đất, 29/01/2013.

Phi hành gia Akihiko Hoshide chụp ảnh chiếc mũ bảo hiểm lưỡi trai phản chiếu của anh khi tham gia chuyến đi bộ ngoài không gian 6 giờ, 38 phút, bên ngoài trạm vũ trụ quốc tế ISS, 01/11/2012. Phản chiếu trên chiếc mũ bảo vệ của anh là một phần trạm ISS và Trái đất.

Một phi hành gia chụp ảnh các phần của một vài thành phố ở khu vực Phoenix, bao gồm Glendale và Peoria. Ảnh chụp từ trạm ISS, 16/03/2013.

Ba vệ tinh nhỏ bay trong không gian chụp bởi các phi hành gia trên trạm ISS, 04/10/2012. Các vệ tinh này được thả ra bên ngoài phòng thí nghiệm Kibo bằng bộ phận triển khai các vệ tinh nhỏ (Small Satellite Orbital Deployer) gắn vào cánh tay robot của mô-đun Kibo. Phi hành gia Akihiko Hoshide thiết lập bộ triển khai vệ tinh bên trong phòng thí nghiệm và đặt vào nút không khí của Kibo. Cánh tay robot sau đó sẽ bắt lấy hệ thống triển khai và các vệ tinh từ nút không khí để thả vệ tinh ra ngoài.

Ảnh chụp ban đêm hiện tượng cực quang trên bầu trời Bắc Mỹ, 08/10/2012.

Hiện tượng Bắc cực quang trên bầu trời ở Kenai, Alaska, 17/03/2013.

Khi vệ tinh Aqua của NASA bay qua khu vực phía Bắc Quebec ngày 25/11/2012, băng tuyết biến quang cảnh bán đảo Ungava thành một tấm thảo gần như trắng toát.

Một chiếc máy bay nhỏ bay ngang Mặt trăng trên bầu trời ở Phoenix, 25/02/2013.

Một thiên thạch bay ngang bầu trời vùng Chelyabinsk, Nga, 15/02/2013. Thiên thạch nhỏ này có kích thước khoảng 17 – 20m ngang, khi nổ tung trên bầu trời đã gây ảnh hưởng cho các toà nhà trong một khu vực rộng lớn và làm hàng trăm người bị thương.

Sao chổi Pan-STARRS và Mặt trăng lưỡi liềm mồng một, trên bầu trời miền Tây nước Mỹ, 12/03/2013. Phần tối của Mặt trăng được chiếu sáng bởi ánh sáng phản chiếu từ Trái đất, gọi là Ánh Trái đất (Earthshine).

Tên lửa Antares của tập đoàn công nghệ không gian Orbital Sciences Corporation (OCS) phóng đi từ bệ phóng Pad-0A thuộc sân bay vũ trụ vùng Trung Đại Tây Dương tại trung tâm Wallops ở Virginia, 21/04/2013. Bên cạnh việc hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, Antares cũng mang theo một kiện hàng nhỏ gồm 3 vệ tinh nano của NASA. Các vệ tinh “PhoneSat” này được chế tạo từ smartphone và các linh kiện phổ biến ngoài thị trường, gói gọn trong một bộ khung vệ tinh cubesat tiêu chuẩn.

Ngày 13/12/2012, đánh dấu kỷ niệm 40 năm NASA phóng tàu Apollo 17 vào không gian, đây là chuyến bay lên Mặt trăng có người lái cuối cùng. Bức ảnh này được chụp từ tàu Apollo 17 trên quỹ đạo Mặt trăng năm 1972, Trái đất đang dần mọc lên sau đường chân trời của Mặt trời.

Trên sao Hoả, một bức ảnh chân dung tự chụp của tàu tự hành Curiosity, được ghép từ hàng chục tấm ảnh chụp bởi hệ thống Mars Hand Lens Imager (MAHLI) trên tàu, vào ngày thứ 177 trên sao Hoả, 03/02/2013.

Lộ trình của tàu Curiosity trên sao Hoả, chụp từ hệ thống camera HiRise trên tàu vũ trụ Mars Reconnaissance của NASA. Bức ảnh này cho thấy toàn bộ hành trình của Curiosity từ khu vực hạ cánh (phần tối bên trái) cho đến vị trí hiện tại, 02/01/2013 (con tàu là điểm sáng ở bên phải tấm ảnh). Gần đây tàu Curiosity đi vào vùng có bề mặt sáng nên khó thấy được dấu vết để lại.

Ảnh chụp ngọn núi Sharp (Mount Sharp) trên bề mặt sao Hoả bởi hệ thống Mast Camera (MastCam) trên tàu tự hành Curiosity của NASA. Mount Sharp hay còn gọi là Aeolis Mons, là một ngọn đồi nhiều lớp nằm giữa miệng núi lửa Gale của sao Hoả, cao hơn 5km so với bề mặt miệng núi lửa, nơi Curiosity đã làm việc kể từ khi đáp xuống hồi tháng 08/2012.

Một lỗ khoan do tàu Curiosity thực hiện trên bề mặt sao Hoả, 08/02/2013, kế bên một lỗ khoan thử nghiệm trước đó. Curiosity đã hoàn tất mũi khoan đầu tiên trên bề mặt đá sao Hoả, một cột mốc quan trọng kể từ khi nó đáp xuống một miệng núi lửa cổ trên hành tinh đỏ vào tháng 08/2012.

Bức ảnh động ghép từ 7 tấm ảnh chụp bởi hệ thống camera HiRise trên vệ tinh Lunar Reconnaissance cho thấy gió làm thay đổi hình dáng chiếc dù của tàu vũ trụ Mars Science Laboratory nằm trên bề mặt sao Hoả sau khi được dùng để đưa tàu Curiosity đáp xuống an toàn.

Hiện tượng nhật thực trên sao Hoả trong quá khứ. Vệ tinh lớn hơn trong số 2 vệ tinh của sao Hoả là Phobos, bay phía trước Mặt trời trong tấm ảnh chụp bởi hệ thống Pancam (Panoramic camera) trên tàu tự hành khám phá sao Hoả Opportunity của NASA vào ngày thứ 2.415 trên sao Hoả, 09/11/2010.

Hình ảnh ra-đa của thiên thạch Toutatis, được tạo ra bởi các số liệu thu được sử dụng ăng-ten Deep Space Network rộng 70m của NASA tại Goldstone, California, 12/12/2012. Vào ngày 12/12/2012, ngày nó bay gần Trái đất nhất, khoảng cách giữa nó và chúng ta là khoảng 6,9 triệu km.

Bức ảnh này cho thấy các rãnh dài và hẹp dọc theo bức tường của một miệng núi lửa trên thiên thạch khổng lồ Vesta chụp bởi tàu vũ trụ Dawn của NASA. Các nhà khoa học vẫn chưa rõ về sự hình thành của các rãnh này và hiện đang nghiên cứu về nguồn gốc của chúng.

Sao chổi ISON chụp bởi kính thiên văn Hubble, 10/04/2013, khi sao chổi này bay gần hơn so với quỹ đạo của sao Mộc ở khoảng cách 617 triệu km so với Mặt trời (630 triệu km so với Trái đất). Sao chổi ISON có khả năng trở thành “sao chổi của thế kỷ” vì vào khoảng thời gian nó bay gần Mặt trời nhất, 28/11/2013, nó sẽ sáng hơn cả Mặt trăng tròn, theo NASA.

Tàu vũ trụ Cassini của NASA theo dõi cơn lốc ở cực Nam của vệ tinh Titan của sao Thổ, 13/09/2012. Các nhà khoa học về hình ảnh đang theo dõi cơn lốc này để nghiên cứu về quá trình phát triển của nó.

Những đám mây bão và một cơn lốc xoáy ở trung tâm của vùng lục giác đen trên sao Thổ, ảnh chụp cận cảnh bởi tàu vũ trụ Cassini, 27/11/2012. Camera trên tàu Cassini hướng về sao Thổ từ khoảng cách 361.488km.

Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã chụp được bức ảnh này của sao Thổ khi nó đang bay trong vùng bóng của hành tinh này, 18/12/2012. Hệ thống camera của tàu Cassini hướng về phía sao Thổ và Mặt trời cho nên toàn bộ hành tinh này và các vòng tròn đều ngược sáng.

Nguồn: The Atlantic

x