Menu

Giỏ hàng

Nghệ thuật tạo ảnh bằng ánh sáng của Erin Manning (Phần cuối)

Cân bằng trắng: Có rất nhiều loại ánh sáng khác nhau, và mỗi loại ánh sáng sẽ có nhiệt độ màu riêng biệt. Điều này có thể tạo nên sự mất cân bằng về màu sắc trên các bức ảnh của chúng ta. Ví như khi ảnh chụp với ánh sáng bình thường (“standard bulb”) hoặc ánh sáng Vonfram (đèn bóng) thì ảnh sẽ có ánh sáng vàng, còn khi chụp với ánh đèn LED thì ảnh có màu ánh sáng trắng, hầu như mất cân bằng màu xanh. Chúng ta có thể điều chỉnh việc mất cân bằng màu bằng việc chỉnh chế độ Cân bằng trắng (WB) trên máy của chúng ta. Tham khảo tất cả các chế độ Cân bằng trắng và chọn một chế độ phù hợp nhất với điều kiện ánh sáng mà chúng ta đang chụp. Nếu chúng ta không chắc, hãy thử nghiệm tất cả các chế độ Cân bằng trắng và chọn ra chế độ mà chúng ta cho là phù hợp nhất, không nhất thiết phải là chế độ hoàn hảo nhất. Ngoài ra, còn một cách khác nữa để điều chỉnh sự mất cân bằng về màu là chúng ta sẽ để một miếng vải có chất axetat màu trước nguồn sáng.

Cách thức vẽ ảnh bằng ánh sáng :

Để máy trên chân máy hoặc cố định trên một mặt phẳng, sau đó chụp thử bức ảnh đầu tiên với đèn flash để kiểm tra bố cục cũng như lấy nét. Sau đó, chỉnh ống kính sang chế độ lấy nét bằng tay (Manual Focus – MF). Bức ảnh thử nghiệm đầu tiên chúng ta nên chọn đúng điểm lấy nét, nếu không, chúng ta có thể điều chỉnh lấy nét bằng tay và chiếu sáng chủ thể bằng ánh sáng đèn.

Khắc hoạ chủ thể: Nếu bạn đang để máy ở chế độ phơi sáng, ví dụ, 1 đến 30 giây thì chỉ nhấn nút chụp một lần duy nhất. Còn nếu bạn chọn chế độ phơi sáng BULB thì chúng ta phải giữ nút chụp cho đến khi kết thúc việc phơi sáng. Lợi ích của việc sử dụng chế độ phơi sáng BULB là chúng ta có phơi sáng chủ thể bao lâu tùy ý. Khi màn trập mở, chúng ta sẽ dùng đèn hay nguồn sáng nào đó để làm nổi bật chủ thể trong bóng tối và chụp. Cũng giống như chiếc cọ vẽ, nguồn sáng càng lớn thì ánh sáng có nét rộng, trong khi nguồn sáng càng nhỏ thì cho phép chúng ta khắc họa các chi tiết một cách chính xác hơn. Chúng ta cũng nên thử nghiệm với những “nét vẽ” nhanh hoặc những chuyển động chậm. Khu vực chúng ta “vẽ” chậm sẽ sáng hơn khu vực “vẽ” nhanh. Hãy cẩn thận để không chần chừ quá lâu tại cùng khu vực hoặc làm nó trở nên quá sáng. Xem lại những hình ảnh trên viewfinder để tìm ra kỹ thuật chụp chính xác nhất với kết quả mà chúng ta hài lòng nhất.

Bên dưới là một vài ví dụ về kỹ thuật “vẽ tranh với ánh sáng”. Trong đó, bức ảnh các sinh vật biển sẽ tạo cho người xem cảm giác như chúng đang ở dưới nước. Còn bức ảnh chân dung thì được làm nổi bật khi sử dụng đèn chiếu sáng lướt qua mẫu ảnh.

Nghệ thuật tạo ảnh Graffiti trên không bằng ánh sáng: Đây là một kỹ thuật nhiếp ảnh rất thú vị! Không bừa bộn, không phức tạp và cũng không cần dọn dẹp! Vẽ lên không trung với một ánh đèn hoặc một nguồn sáng nào đó có thể tạo nên những bức ảnh mang tính giải trí độc đáo. Cũng như trong hội họa với cây bút vẽ, chúng ta cũng sẽ dùng ánh sáng như bút vẽ để tạo nên các tác phẩm ánh sáng trên không và chụp lại. Việc các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè mặc các bộ đồ màu tối sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc phiêu lưu “ vẽ tranh với ánh sáng”. Hãy trải nghiệm các chế độ phơi sáng khác nhau. Khi dùng ánh sáng để vẽ nên các bức ảnh thì màn trập sẽ mở để ghi nhận ánh sáng. Khẩu độ cũng sẽ ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh. Do đó, chúng ta có thể cần chụp thử vài tấm trước khi thiết lập được chế độ chụp hoàn hảo mặc dù với ISO 100 và khẩu độ f/8 thì chúng ta đã có một khởi đầu tốt đẹp.

Bên dưới là 2 ảnh minh họa về air graffiti: Một ảnh được vẽ bởi ánh sáng phát ra từ chiếc vòng hula hoop, đèn nhấp nháy và các sợi cáp quang. Với ảnh phun ra lửa tiếp theo, chúng ta thấy rõ rằng với sự sắp xếp các nguồn sáng liên tục, chúng ta có thể có những bức ảnh rất thú vị, độc đáo.

Kết luận:

Nhiếp ảnh chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng và trí tưởng tượng. Khi dùng ánh sáng để tạo nên các bức ảnh, thì chúng ta phải nhớ trải nghiệm trước, thử nhiều kỹ thuật khác nhau và sáng tạo nhiều cách thức khác nhau. Hãy để cảm xúc, trí tưởng tượng cuốn lấy!

Hình ảnh và thông tin tham khảo:

Xoắn ánh sáng

Tôi quấn người mẫu Gianina trong những dây đèn nhấp nháy màu trắng và hướng dẫn cô ấy vặn người ra trước và sau trong khi tôi làm sáng khuôn mặt cô ấy bằng ánh đèn. Ảnh được chụp với ISO 100; f/16; phơi sáng 18 giây với Canon EF 24-105mm f/4L IS lens

Cáp quang

Ảnh “thổi ra lửa”

Gianina giả vờ thổi một nụ hôn trong khi Jenny đứng phía sau và làm ra vẻ thở ra với ánh sáng tứ ánh sáng đèn LED. Tôi làm sáng khuôn mặt Gianina với ánh sáng chuẩn standard bulb. Ảnh được chụp với ISO 100; f/16; phơi sáng 15 giây và sử dụng Canon EF 24-105mm f/4L IS lens.

Erin Manning là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, giảng viên sống ở Los Angeles, California. Erin còn là chủ chương trình The Whole Picture của DIY Network và đạt giải thưởng với chương trình này. Cô đồng thời xuất hiện như cố vấn của chương trình Enable Your Home và là tác giả của cuốn Portrait and Candid Photography (xuất bản bởi Wiley). Cô giúp mọi người hiểu về nhiếp ảnh và các kỹ thuật nhiếp ảnh bằng việc giải thích các thuật ngữ nhiếp ảnh với ngôn từ giản dị, dễ hiểu.

Erin Manning

x