Menu

Giỏ hàng

Mẹo khử ‘mắt đỏ’ khi chụp ảnh

Về lí thuyết, dùng chế độ này có ý nghĩa như sau: máy sẽ chiếu ánh đèn vào mắt của đối tượng trước khi lộ sáng để tương ứng với con ngươi, do đó giảm được khả năng gây ra tình trạng mắt đỏ. Nhưng trên thực tế, kĩ thuật này không tỏ ra hiệu quả vì ánh đèn flash sẽ làm sai lệch đối tượng trước khi chụp và cuối cùng, bạn vẫn thấy ảnh có hiện tượng mắt đỏ.

Chế độ flash ban đêm (nighttime flash mode)

Nên dùng chế độ này cho các bức ảnh nghệ thuật. Ý tưởng ở đây là camera sẽ làm giảm tốc độ của cửa trập, cho phép người chụp lấy được cảnh nền ngoài tầm của ánh đèn flash, mặc dù đèn này vẫn tắt và chỉ chiếu sáng trong vòng 3 m. Điều đó có thể cho kết quả tốt nhưng nếu bạn không thực sự giữ máy thật chắc tay và nếu có quá nhiều đối tượng chuyển động thì bức ảnh cũng không được như ý.

Chế độ bù sáng (flash exposure compensation)

Bạn có thể dùng cài đặt này khi ánh đèn flash quá “nóng”, nghĩa là các đối tượng chụp quá lộ sáng. Chế độ bù sáng thường nằm trong menu lựa chọn và nó cho phép người sử dụng điều chỉnh cường độ của đèn flash. Hãy bắt đầu bằng giá trị -1 và thử dần dần các số nhỏ hơn.

Tăng tốc độ ISO

Khi tăng tốc độ ISO từ 100 lên 200 đến 400 hoặc hơn, bạn sẽ tăng được độ nhạy của cảm biến. Tuy nhiên, kết quả còn tuỳ thuộc vào khung cảnh chụp và tầm tác động của đèn flash (từ 2 đến 4,5 m). Vấn đề mắt đỏ không đáng lo ngại đối với loại ảnh nhỏ 4×6 nhưng sẽ gây phiền toái ở cỡ lớn, nhất là trong những vùng tối. Chú ý, sau khi chụp xong, chỉnh lại tốc độ ISO về 100.

Chế độ ưu tiên cửa trập

Nếu máy ảnh có tính năng này, bạn nên thử nghiệm. Về bản chất, chế độ ưu tiên cửa trập cho phép bạn đặt tốc độ đóng cửa bao nhiêu tuỳ ý. Mặc định ở chế độ flash đối với hầu hết máy ảnh là 1/60. Khi chuyển sang chế độ ưu tiên cửa trập, bạn có thể làm chậm tốc độ này tới 1/30 hoặc 1/15 giây và sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tốc độ đó đủ dài để bắt hình nền như ánh đèn nhấp nháy, ánh nến… nhưng sẽ làm rung máy. Do đó, hãy kết hợp với giá đỡ và chỉnh ISO lên 200.

Dùng ánh sáng flash bổ sung

Nếu giỏi môn bi-a, bạn sẽ hiểu cách dùng đèn flash phụ trợ gắn trên thân máy ảnh dưới dạng gấp khúc. Thay vì chiếu nguồn sáng thẳng vào đối tượng, bạn hướng đèn lên trời để chùm sáng rọi vào trần nhà và đổ một vầng sáng xuống, trông rất tự nhiên. Ánh sáng này sẽ tản mát hơn, dịu hơn và giúp cho máy chụp được màu thật của da.

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng cách làm của những người chụp ảnh đám cưới chuyên nghiệp. Họ thường dùng một cái đèn tròn lớn như cái mâm để rọi sáng vào các góc tối. Dù hơi lỉnh kỉnh và cần thêm một người vác đèn, tấm ảnh chụp được sẽ đẹp và chuyên nghiệp.

Theo CNet

x