Menu

Giỏ hàng

Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam: Nhiếp ảnh nghệ thuật ra đời

Bởi từ trước tới nay người ta cho rằng các nhà nhiếp ảnh chỉ là những người thợ chụp ảnh và được gọi là “bác phó nháy”, giống bao bác “phó” khác như bác phó cối (thợ đóng cối xay), phó mộc (thợ mộc), phó nề (thợ xây)… Bởi việc học chụp ảnh lúc này cũng theo phương pháp truyền nghề, cầm tay chỉ việc, giống như các nghề khác, bác phó cả kèm cặp “thằng nhỏ”.

Tuy vậy, ở giai đoạn đầu của nhiếp ảnh Việt Nam, trong làng nhiếp ảnh đã có một số người chơi ảnh nghiệp dư đã tìm đọc các tài liệu của Pháp, Anh viết về nhiếp ảnh. Để hiểu thấu đáo loại hình nghệ thuật tạo hình mới này, họ không chỉ tìm hiểu về kỹ thuật nhiếp ảnh, mà họ còn quan tâm nhiều đến yếu tố thẩm mỹ của ảnh. Và dần dần họ coi nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật như các bộ môn nghệ thuật tạo hình khác.

Cầu ngói Phát Diệm – ảnh: Võ An Ninh

Vào những năm 1938 – 1939,tờ báo mỹ thuật của Pháp “L`Art vivante”, lại tiếp tục nêu lên câu hỏi “Nhiếp ảnh phải chăng là một nghệ thuật?”. Họa sỹ Tô Ngọc Vân lúc đó là Tổng thư ký “Hội khuyến khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ Việt Nam” (Societe Annamite d`encouragenment à l`art et L`industrie- viết tắt SADEAL) đã viết bài tranh luận, với những luận cứ sắc bén ông đi đến kết luận: “Nhiếp ảnh là một nghệ thuật đích thực”. Có thể nói rằng đây là tài liệu đầu tiên của Việt Nam mang tính lý luận về nghệ thuật nhiếp ảnh. Ông cho rằng từ trước tới nay người ta vẫn quan niệm người hành nghề nhiếp ảnh chỉ là người thợ chụp ảnh. Trong thao tác nghề nghiệp chỉ dùng tay và máy móc, không dùng đến tâm, trí. Nhưng theo thời gian quan bằng những tác phẩm ảnh triển lãm, quan niệm đó đã có sự thay đổi.

Trước một sự vật, một sự kiện xảy ra, nhà nhiếp ảnh đều có cảm xúc. Cảm xúc của nhà nhiếp ảnh được diễn tả bằng hình và sắc nhờ ánh sáng. Như vậy, dĩ nhiên nhiếp ảnh là một nghệ thuật. Nhiếp ảnh cũng diễn đạt tình cảm như hội họa. Nhiếp ảnh cũng có những trường phái như ấn tượng, lập thể, siêu thực…Họa sỹ Tô Ngọc Vân còn cho rằng hội họa không giống nhiếp ảnh . Nhiếp ảnh có khả năng diễn đạt hiện thực một cách khoa học, chính xác. Vì vậy, nhiếp ảnh đi theo hội họa thì không còn là nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh tả thực nhưng trong đó phải bao hàm một ý nghĩa nào đó. Và do đó, theo thời gian dòng nhiếp ảnh báo chí và nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam tách rời khỏi nhiếp ảnh cửa hiệu (nhiếp ảnh dịch vụ) và hình thành nên những trào lưu nhiếp ảnh:

Dòng nhiếp ảnh phục vụ chính quyền thống trị

Ảnh khỏa thân phụ nữ xưa

Dòng nhiếp ảnh này chủ yếu phục vụ chính quyền thực dân, phong kiến và tay sai xuyên tạc bôi nhọ đất nước, ca ngợi “mẫu quốc” (nước mẹ đại Pháp), ca ngợi chủ trương “Pháp- Việt đề huề”, phong trào “vui khỏe trẻ trung”, ảnh khỏa thân kích dục, những me Tây bà đầm béo ị… để ru ngủ thanh niên Việt Nam quên đi nhục mất nước, kiếp nô lệ. Khắp nơi tràn ngập sách báo tạp chí đăng ảnh ca ngợi Thống chế Pê- tanh, vua bù nhìn Bảo Đại, nước “đại Pháp hùng cường”… Khoe khoang sức mạnh của quân xâm lược và ngợi ca cái gọi là “văn minh đại Pháp” đã khai mở cho xứ Annam, làm lung lay và trụy lạc tầng lớp thanh niên bản xứ.

Dòng nhiếp ảnh hiện thực

Những người kéo xe bị bóc lột

Trong lúc một số người say sưa ngọi ca nước mẹ đại Pháp, thì những nhà nhiếp ảnh mang tâm huyết “nợ nước thù nhà”, yêu nước thương dân lầm, căm thù kẻ xâm lược, họ đã đoi vào xưởng thợ, hầm lò, xuống vời những người nông dân chân lấm tay bùn, để mô tả đời sống cơ cực của những người công nhân bị các ông chủ bóc lột thâm tệ, cơm không đủ ăn, mặc không đủ ấm trong những ngày đông lạnh giá.

Đó là những cảnh người nông dân gầy đét kéo cày thay trâu, bác phu xe còng lưng kéo xe cho những ông Tây bà đầm béo phệ với bức ảnh “Đẳng cấp muôn năm” (Viva la classe). Đặc biệt những cảnh bọn thực dân đàn áp, bắt bớ giam cầm, cùm kẹp, bắn giết. mổ bụng moi gan treo cổ những người dân vô tội, những chiến sỹ yêu nước. Những tác phẩm đó đã góp phần tố cáo “tội ác trời không dung đất không tha” của bọn thực dân phong kiến, phơi bày sự bất công xã hội, gây lòng căm thù sâu sắc trong quần chúng nhân dân, nhóm lên ngọn lửa đấu tranh của nhân nhân dân ta trong n hững năm cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1945, tạo cơ sở cho cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ.

Dòng nhiếp ảnh nghệ thuật phát triển

Một thoáng Hồ Gươm – ảnh: Võ An Ninh

Ngoài hai dòng nhiếp ảnh đối lập nhau nói trên, một số nhà nhiếp ảnh đã gửi gắm tâm tư nguyện vọng của mình vào việc ca ngợi vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam như tác phẩm: “Một thoáng Hồ Gươm”, “ Hạ Long mênh mông”, “Chiều Hồ Tây”, “Sương sớm Đà Lạt”… với những nhà nhiếp ảnh tên tưởi như Võ An Ninh, Đổ Huân, Lê Đình Chữ, Nguyễn Văn Khải… Đặc biệt nổi lên trong số các nhà nhiếp ảnh đó phải kể đên Nguyễn Bá Khoản với bức ảnh chụp cảnh biểu tình của quần chúng ở qurng trường nhà Đấu xảo (nay là quảng tường 1 tháng 5), Võ An Ninh với bộ ảnh nạn đói 1945. Đó là những hạt giống để trở thành một nền nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam sau này.

Theo Điện Tử Tiêu Dùng

x