Máy in đơn năng
Hotline 1900 55 8809
Cuộc “phẫu thuật” do CatWig vừa thực hiện cho thấy cấu tạo của thiết bị không quá phức tạp. Tuy nhiên, việc sửa chữa có thể vẫn có thể không đơn giản bởi một số linh kiện dễ bị hỏng trong quá trình tháo lắp.
Ban đầu, dùng tua vít để tháo phần điều khiển trên kính Google Glass ra khỏi phần gọng titan.
Gỡ lớp vỏ nhựa cố định phần gọng với thiết bị.
Gọng kính sau khi đã được tháo ra khỏi thiết bị.
Tiếp tục tháo phần vỏ bọc để tiếp cận với linh kiện bên trong của phần điều khiển Google Glass.
Cảm biến ánh sáng và xa gần được đặt ngay dưới lớp vỏ nhựa này.
Người dùng tiếp tục bóc lớp vỏ ngoài.
Bóc tách phần nhựa bên dưới chứa bo mạch chủ.
Người dùng có thể gặp chút khó khăn bởi phần điều khiển của Google Glass có một chiếc ốc gắn chặt bên trong, rất dễ bị hỏng trong khi tháo lắp.
Phần điều khiển sau khi đã tháo hết lớp vỏ ngoài.
Module cảm ứng dùng trên touchpad của Google Glass do Synaptics sản xuất. Touchpad này sử dụng controller Synaptics T1302.
Bo mạch chủ được gắn bằng keo với tấm tản nhiệt. Các linh kiện gắn trên bo mạch gồm chip TI OMAP 4430, chip nhớ flash 16 GB và chip DRAM do Elpida sản xuất.
Pin được gắn vào đoạn cuối của gọng kính, có dung lượng chỉ khoảng 570 mAh và không thể tháo rời được.
Loa của Google Glass được gắn ngay sát pin của thiết bị.
Tiếp tục tháo bảng mạch in nối bo mạch chủ với màn hình, camera và một số cảm biến dùng trên kính Google.
Màn hình dùng trên Google Glass rất nhỏ, được gắn chết với bộ khung bên trong và cố định bằng keo với viền bảng mạch.
Mẫu màn hình này chỉ nhỏ bằng đồng xu và có độ phân giải 640 x 360 pixel.
Google Glass sử dụng một số thấu kính để giúp hình ảnh hiển thị không quá gần so với mắt người dùng.
Hình ảnh thấu kính dùng trên Google Glass sau khi đã tháo rời hẳn màn hình ra khỏi thiết bị.
Camera trên kính Google có kích thước và thiết kế giống các loại dùng trên smartphone. Phần camera này được nối riêng biệt với bộ xủ lý so với màn hình.
Toàn bộ kính Google Glass sau khi bị tháo rời.
Đức Trí – Ảnh CatWig
1900 55 8809