Gióng khung hình cho ảnh

Ảnh thông thường là một mặt phẳng mang tính hai chiều, trong khi mắt người nhìn ở không gian 3 chiều… Chính vì vậy, các nhiếp ảnh gia luôn tìm cách mang lại cho bức ảnh của mình không gian ba chiều bằng cách bố cục để ảnh có chiều sâu và hút mắt người xem.

Một trong những cách thực hiện đó là dùng tiền cảnh (yếu tố phụ) để làm nổi bật chủ thể hoặc che bớt những vật phụ khác. Trong cách sử dùng tiền cảnh lại có một biện pháp làm cho ảnh trở nên độc đáo là gióng khung hình bằng vòm cổng, ngưỡng cửa, cửa sổ các nhánh cây…

Trưa hè Phan Thiết – tác giả đã chụp qua một cái cống bằng xi măng. Ảnh: Haikeu (Hoàng Hải Thịnh).

Ảnh này được chụp qua quai của một cái vạc đồng trong Đại Nội – Huế. Tác giả: Việt Hùng.

Khe hở trong kiến trúc Lăng Khải Định được dùng làm tiền cảnh trong bức hình này. Ảnh: Việt Hùng.

Taj Mahal – huyền thoại một tình yêu. Ảnh: Jetaime (Trần Thị Hiền).

Gióng hình mở rộng là tìm những lỗ hoặc khe với hình thù khác nhau để lấy chủ thể ở sau. Tuy nhiên, khi gióng hình phải để ý tới sự khác biệt giữa màu sắc của tiền cảnh với màu của chủ thể.

Nghề bán thúng. Người bán được tác giả khéo léo chụp xuyên qua “lỗ thủng” do chính những cái thúng tạo ra. Ảnh chụp tại chợ Bầu – Bắc Giang. Tác giả: Buttre21 (Đỗ Lê Minh).

Đường lên trời. Ảnh: Adegsm.

Câu cá. Tác giả: Shotgun911 (Vũ Minh Quân).

Một chút lưu ý:

– Dùng ống kính góc rộng làm tăng tiền cảnh hay ống kính tele làm giảm tiền cảnh.

– Tạo sự tương phản giữa xa và gần thông qua đậm và nhạt. Thường để tiền cảnh tối hậu cảnh sáng…

– Các quy tắc, định luật… chỉ giúp bạn chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng…, nhưng không phải là tất cả để cho một bức ảnh đẹp, độc đáo… Nhiều nhiếp ảnh gia ủng hộ sự sáng tạo. Họ ví von những quy tắc, định luật… giống như cái xe để tập đi. Khi biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy.

Việt Hùng