Máy in đơn năng
Hotline 1900 55 8809
Khi hệ thống nhiếp ảnh điện tử EOS được giới thiệu lần đầu năm 1980, việc chọn được một đèn flash thích hợp với máy ảnh là tương đối dễ dàng. Tất cả đèn flash đều tương thích với mọi máy ảnh. Tuy nhiên, mỗi năm Canon lại nghiên cứu những tính năng mới cho đèn flash, và dĩ nhiên, máy ảnh cũng đã thay đổi. Một số chức năng mới trên đèn flash Speedlite không tương thích với các máy ảnh đời cũ.
Tuy nhiên, có một điểm vẫn chưa thay đổi, đó chính là cách đánh số hiệu trên các flash Speedlite. Mã số sản phẩm gồm 2 phần: 3 chữ số kèm theo 1-2 ký tự đằng sau. Ví dụ Speedlite 270EX, Speedlite 580EX. Bỏ bớt số 0 cuối cùng và bạn có số guide number của đèn đó ở ISO100, đơn vị đo là mét.
Guide numbers – Số Guide
Số guide của đèn flash đại diện cho sức chiếu sáng của đèn. Số càng cao có nghĩa đèn flash càng mạnh.
Số guide number chính là bằng khoảng cách mà đèn flash có thể chiếu sáng chủ thể nhân cho khẩu độ. Ví dụ, nếu ở khoảng cách 5m, ISO 100, dùng flash và khẩu độ f/11 là phơi sáng đúng thì số guide của đèn flash đó là 55.
Vậy khi đã biết được số guide của đèn flash, bạn có thể dùng nó để tính toán chế độ phơi sáng phù hợp. Chỉ cần đem số guide chia cho khoảng cách đến chủ thể cần chiếu sáng là bạn có được khẩu độ phù hợp. Điều này rất phức tạp đấy nhưng đừng lo, hệ thống đo sáng của máy ảnh EOS bạn thường rất ít khi phải làm bài toán nhân chia hóc búa này.
Autoflash exposure
Tất cả đèn flash Speedlite của Canon đều tích hợp chức năng phơi sáng tự động. Các thông số phơi sáng sẽ được thiết lập bằng cách đo sáng khi có flash. Tuy nhiên, cảm biến đo sáng lại nằm trên thân máy chứ không nằm trên đèn flash (ngoại trừ Speedlite 200M và 480EG). Hệ thống đo sáng tự động cùng đèn flash đã phát triển qua nhiều giai đoạn.
TTL autoflash
Các đời máy EOS đầu tiên dùng đo sáng flash qua ống kính. Khi bấm nút chụp, cửa trập máy ảnh mở ra và flash nháy sáng. Ánh sáng flash sẽ phản xạ từ vật thể qua ống kính lên film. Từ đây, ảnh sáng lại phản xạ xuống một cảm biến bên trong thân máy. Cảm biến này đo độ sáng và điều chỉnh thời gian nháy sáng ngay trong quá trình phơi sáng để ảnh đạt được mức phơi sáng phù hợp. Đây chính là nền tảng của công nghệ TTL (through the lens), đo sáng flash tự động qua ống kính được dùng với đèn flash tích hợp trên một số máy EOS trước đây.
A-TTL autoflash
Thêm chữ A – viết tắt cho advanced – cải tiến. Với cải tiến này, khi bấm chụp, đèn flash nháy sáng nhẹ để ánh sáng cũng phản xạ từ vật thể vào ống kính, nhưng màn trập không mở mà để ánh sáng đi lên ống nhắm. Tại đây có 1 cảm biến khác nhận ánh sáng này và quyết định khẩu độ khi có flash. Cùng thời điểm đó, máy cũng nhận và đọc ánh sáng bình thường đi qua ống kính và chọn khẩu độ phơi sáng khi không có flash. Và khẩu độ nhỏ hơn trong 2 giá trị trên sẽ được dùng cho flash chính. Sau đó, khi chụp, trong quá trình phơi sáng, thời gian đánh flash vẫn được kiểm soát theo cơ chế tương tự công nghệ TTL bằng cảm biến bên trong máy. Cải tiến của A-TTL so với TTL đó là bạn luôn có được chế độ phơi sáng hợp lý nhất trong bất kỳ điều kiện ánh sáng nào với bất kỳ đèn flash Speedlite nào.
E-TTL autoflash
E – viết tắt của Evaluative – ước lượng. Hệ thống đèn flash chia sẻ cảm biến ánh sáng trong ống ngắm và dùng nó để đo sáng ước lượng cho ánh sáng môi trường. Như vậy khi bấm nút chụp, ánh sáng môi trường đã được ghi nhận. Đèn flash Speedlite sẽ phát ánh sáng nhẹ trước flash chính, máy sẽ dựa trên ánh sáng nhẹ này, đo sáng và quyết định cường độ của flash chính. Sau cùng, cửa trập mở ra, flash nháy sáng theo cường độ đã quyết định. Không như TTL hay A-TTL, hệ thống E-TTL không giám sát thời gian nháy sáng khi phơi sáng.
E-TTL II autoflash
Hệ thống đánh flash tự động E-TTL vận hành tốt ở chế độ Auto Focus. Tuy nhiên, điểm lấy nét không phải lúc nào cũng bao trùm toàn bộ chủ thể bạn muốn phơi sáng đúng flash. Hệ thống E-TTL thế hệ II giải quyết được điều này. Khi nhấn nút chụp, ánh sáng môi trường được ghi nhận bởi cả 2 cảm biến. Sau đó ánh flash nhẹ để ước lượng đo sáng cũng được ghi nhận bởi cả 2 cảm biến. Hệ thống đo sáng sẽ xử lý và so sánh các kết quả này. Khu vực nào có độ sáng cao hơn với các khu vực khác thì đó là khu vực của chủ thể (bởi thường thì chủ thể sẽ gần máy hơn cảnh nền và phản xạ ánh sáng nhiều hơn). Tuy nhiên, những khu vực nào có độ sáng quá cao, máy sẽ bỏ qua các khu vực này vì đó có thể là một chiếc gương hay một bề mặt nào đó. Nhờ vậy, máy ít bị đánh lừa bởi những vùng phản xạ phức tạp.
Ngoài ra, hệ thống đo sáng E-TTL II còn kết hợp được với những ống kính có khả năng tính toán khoảng cách chủ thể để cho ra cường độ sáng phù hợp nhất. Kết quả, bạn có thể chụp ảnh đẹp, phơi sáng đúng ngay cả với những chủ thể phản sáng khó như 1 chiếc váy cưới chẳng hạn.
Nguồn Canon Europe
1900 55 8809