Khi động vật ‘tàng hình’ thoát chết nhờ ‘chuyển giới’ thành… thực vật

Vì nhiều mục đích khác nhau, những loài động vật này ngụy trang thành các loài thực vật vô cùng ấn tượng.

Sâu nam tước: Với khả năng ngụy trang cực kỳ độc đáo, loài sinh vật này gần như tàng hình.

Cá chép biển: Việc có màu sắc giống với san hô không chỉ giúp loài cá này lẩn trốn kẻ thù mà qua đó cũng giúp nó dễ dàng ẩn nấp để săn mồi.

Cá ngựa Pygmy: Do có khả năng ngụy trang quá hoàn hảo nên mãi tới năm 1969 con người mới tìm ra loài sinh vật này. Nhìn chúng không khác gì các loại thực vật thường thấy ở dưới biển.

Cú mỏ quặp: Là động vật sinh sống về đêm, vì vậy ban ngày loài cú này ngụy trang bằng bộ lông mang màu sắc giống với các loại cây như trên.

Bướm đêm cánh dưới: Loài bướm này thường biến đổi màu sắc bên ngoài giống như những loại cây mà chúng thường trú ngụ.

Cá san hô: Thường được tìm thấy ở bờ biển nước Úc, không những có hình dạng giống với san hô, gai của loài này còn chứa nọc độc khá đáng sợ.

Bướm lá khô: Tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á, hình dạng của chúng không khác gì những chiếc lá khô, thậm chí còn có cả lỗ như những chiếc lá thật ở trên cánh.

Bạch tuộc xanh: Loài này có khả năng sao chép màu sắc và hình dạng các vật thể xung quanh nó, sau đó tự “biến hình” với kiểu dáng tương tự. Bởi vậy bạch tuộc thường được mệnh danh là bậc thầy về ngụy trang.

Khó nhận ra đây là một con cá ếch xanh?

Một con thằn lằn trong nền lá xanh ở Sri Lanka.

Cá bò cạp ngồi trên rạn san hô.

Thằn lằn pha trộn vào vỏ cây.

Rắn cây Viper ngụy trang giống hệt những chiếc lá xanh mơn mởn.

Con nhện biến mất vào vỏ cây.

Một con ếch cây xám ẩn trên một hòn đá.

Rắn hổ trốn mình trong lá.

Thằn lằn cây trông giống như các cành cây nhỏ.

Báo che mình trong đám cỏ cao.

Nhện cua Goldenrod trên một cây bồ công anh.

Cá rồng lá: Để ngụy trang, loài cá này đã tiến hóa cơ thể trông như các loại thực vật ở dưới biển.

Sâu bướm ẩn mình trên lớp sa thạch phủ địa y.

Một con bạch tuộc Địa Trung Hải ngụy trang dưới đáy biển.

Loài rùa cổ dài ở Australia rất thích “hóa thân” thành loài tảo trong các đầm lầy nước ngọt, các đập và hồ. Loài rùa này giống như thực vật vì được phủ một lớp tảo ở trên mai.

Cá vây chân có thể biến mình thành rất nhiều hình dạng khác nhau để tìm thức ăn hoặc lẩn trốn kẻ săn mồi. Chúng có thể biến hình giống san hô hoặc hình dạng của các loài nhím biển. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, trông chúng như những cái cây và bông hoa tuyệt đẹp ở đáy biển.

Cá ngựa cỏ ẩn mình trong đám rong biển với hình dạng của một chiếc lá. Khi di chuyển trên vùng nước nông, rất dễ nhầm chúng với những đám cỏ dại trôi nổi.

Tắc kè lá: Thường xuất hiện tại Madagasca, loài sinh vật này có thể tự hóa trang thành những chiếc lá khô nhìn y như thật.

Tên gọi côn trùng que bắt nguồn từ việc loài này luôn bắt chước hình dạng giống một cái que. Loài này có chiều dài thân khoảng 18cm, mảnh mai và có thể bay được.

Loài côn trùng Siphanta acuta mang dáng vẻ bên ngoài tuyệt đẹp của một chiếc lá, nhưng thực chất lại là một loài động vật. Đôi cánh màu xanh lá cây của nó khiến người ta rất khó để phát hiện ra đó là một loài côn trùng.

Theo Báo Lao Động